ĐIỀU LỆ HỘI CHIẾN SĨ DU KÍCH BA TƠ

Lượt xem:

Đọc bài viết

I. TÔN CHỈ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA HỘI

Hội chiến sĩ du kích Ba Tơ được thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1948 theo chỉ thị của ông Phạm Văn Đồng, đại diện Chính phủ Trung ương tại miền Nam Trung Bộ và Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu V.

Tôn chỉ và mục đích của Hội là:

1. Giữ vững và phát huy một cách đúng đắn truyền thông cách mạng của Đội du kích Ba Tơ.

2. Giúp đỡ lẫn nhau về tinh thần và vật chất, làm cho tất cả hội viên được tiến bộ để nỗ lực phục vụ nhân dân, làm tròn các nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể giao cho.

II. HỘI VIÊN

A. THÀNH PHẦN:

Hội viên của hội gồm hai thành phần: Hội viên chính thức và hội viên tán trợ.

          1. Hội viên chính thức là những người:

– Đã trực tiếp tham gia lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ ngày 11 tháng 3 năm 1945.

          – Đã tham gia Đội du kích Ba Tơ từ khi còn ở chiến khu (miền Bắc và miền nam Quảng Ngãi).

          – Đã phụ trách công tác quân nhu tiếp tế cho Đội du kích Ba Tơ trong thời kỳ đó.

2. Hội viên tán trợ là những người:

          – Đã tham gia Đội du kích Ba Tơ khi đội xuống hoạt động ở đồng bằng.

          – Đã tự mình giúp đỡ hoặc vận động nhân dân giúp đổ cho Đội du kích Ba Tơ.

          – Tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội chiến sĩ du kích Ba Tơ, đã giúp đỡ Hội và tự nguyện xin gia nhập Hội.

B. ĐIỀU KIỆN VÀO HỘI:

        1. Chỉ những người trong các thành phần trên mới được vào Hội.

        2. Phải có một hội viên cũ giới thiệu, hội nghị toàn Hội hay Ban Trị sự đồng ý mới được nhận làm hội viên.

        3. Được kể là hội viên chính thức hay tán trợ do hội nghị toàn Hội quyết định.

C. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI VIÊN

Nhiệm vụ của hội viên là:

        1. Giữ vững truyền thống cách mạng của Đội du kích Ba Tơ, luôn luôn nêu cao tinh thần “Hy sinh hết thảy vì Tổ quốc”.

        2. Luôn luôn xung phong dũng cảm, tích cực công tác, làm tròn những nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể giao cho.

        3. Triệt để đả phá đầu óc công thần, luôn luôn khiêm tốn thành khẩn tự phê bình và phê bình, nỗ lực học tập để tiến bộ.

         4. Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

        5. Thi hành những nghị quyết của Hội và Ban Trị sự. Thường xuyên liên lạc và báo cáo với Ban Trị sự Hội về công tác và tiến bộ của mình.

Quyền hạn của hội viên là:

        1. Được dự các cuộc sinh hoạt và hội nghị học tập do Hội tổ chức.

        2. Được Hội theo dõi giúp đỡ về mặt tinh thần để tiến bộ.

        3. Được bàn bạc và biểu quyết cắc công việc của Hội và có quyền xin ra Hội (nhưng phải được Hội đồng ý).

        4. Có quyền bầu cử Ban Trị sự Hội, nhưng chỉ các hội viên chính thức mới có quyền ứng cử.

        5. Hội viên đau yếu, nghèo túng hay vì lẽ gì cần thiết sẽ được Hội tùy theo khả năng mà giúp đỡ.

III. TỔ CHỨC VÀ SINH HOẠT CỦA HỘI

1. Hội nghị toàn hội

Cơ quan cao nhất của Hội là hội nghị toàn Hội mỗi năm họp chính thức 1 lần vào tháng 3 dương lịch. Ngoài ra, Hội có thể họp hội nghị bất thường.

2. Ban trị sự

– Giữa hai cuộc hội nghị toàn Hội, Ban Trị sự là cơ quan cao nhất của Hội.

– Ban Trị sự gồm có 5 người: Một hội trưởng, 1 phó hội trưởng, 1 thư ký và 2 ủy viên, do hội nghị toàn Hội cử ra. Ban Trị sự mỗi năm cử lại 1 lần.

– Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Trị sự là:

+ Theo dõi các hội viên để giúp đỡ các hội viên thi hành đúng quyền hạn nhiệm vụ của mình.

+ Triệu tập các cuộc hội nghị chính thức và bất thường.

+ Thi hành khen thưởng và xử phạt theo Điều lệ Hội.

+ Sử dụng tài chính của Hội.

+ Giải quyết các công việc khác của Hội.

+ Báo cáo công tác trước hội nghị toàn Hội.

3. Ban Tài chánh

  • Giúp việc Ban Trị sự có 1 Ban Tài chánh do Ban Trị sự đề cử và hội nghị toàn Hội thông qua.
  • Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tài chánh là:

+ Quản lý tài chánh của Hội và chi thu theo lệnh của Ban Trị sự.

+ Phát triển tài chánh của Hội theo một hướng duy nhát là tăng gia sản xuất và dựa vào sự giúp đỡ tự nguyện của đồng bào, tuyệt đối không được phạm vào chính sách kinh tế tài chánh của Chính phủ.

4. Các cán sự của Hội

– Tại mỗi đơn vị, mỗi địa phương có các hội viên của Hội hoạt động, Ban Trị sự Hội sẽ chỉ định một cán sự để chịu trách nhiệm: giữ liên lạc, giữa Ban Trị sự và các hội viên trong đơn vị hay địa phương đó.

IV. KỶ LUẬT CỦA HỘI

1. Kỷ luật của Hội là kỷ luật tự giác. Hội viên nào phạm lỗi, không thi hành đúng Điều lệ, phạm đến thanh danh của Hội sẽ tùy theo nặng nhẹ mà phê bình, cảnh cáo hay khai trừ ra khỏi Hội.

2. Hội viên nào làm tròn nhiệm vụ có nhiều thành tích sẽ được Hội khen thưởng hay đê’ nghị chính quyển khen thưởng.

V. SỬA ĐỔI ĐIỂU LỆ

Chỉ có hội nghị toàn Hội mới có quyền sửa đổi Điều lệ này.