Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ – Sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi

Lượt xem:

Đọc bài viết

Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và việc thành lập Đội du kích cứu quốc quân Ba Tơ, gọi tắt là Đội du kích Ba Tơ là sự kiện có tính đột phá của tỉnh Quảng Ngãi, cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ngãi.

          Đây là sự kiện gắn liền với sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ngãi

Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ không phải là một sự kiện ngẫu nhiên, nó là kết quả tất yếu của lịch sử, do điều kiện chủ quan và khách quan lúc ấy tạo nên. Nó phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, từ khi Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương ra đời ở Quảng Ngãi. Nếu nói về sự chuẩn bị thiết thực cho cuộc khởi nghĩa Ba Tơ thì phải lấy cái mốc từ khi chi bộ của Đảng cộng sản Đông Dương thành lập ở căng Ba Tơ. Chi bộ này đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

Về chính trị, nhờ việc học tập ở trong nhà tù về nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939) và nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941), chi bộ Ba Tơ đã thấm nhuần đường lối chính sách của Trung ương Đảng, ra sức xây dựng cơ sở quần chúng, tuyên truyền phổ biến chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Minh. Nhờ đó, đường lối chính sách của Đảng qua những người cộng sản thấm dần vào quần chúng, biến thành sức mạnh vật chất.

Về tư tưởng, trước khi khởi nghĩa, chi bộ Ba Tơ đã kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng do dự hữu khuynh, không tin vào lực lượng của quần chúng, đánh giá quá cao lực lượng của địch ở địa phương; đâu tranh với tư tưởng dao động, cầu an của một số đồng chí khi bị an trí ở căng Ba Tơ

Về tổ chức, chi bộ Đảng tuy chưa có điều kiện phát triển rộng rãi, nhưng là một chi bộ vững mạnh, gồm các cán bộ cách mạng thoát ly, có năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo, lại được thấm nhuần sâu sắc đường lối chính sách của Trung ương Đảng, nắm vững tình hình, chủ trương kịp thòi và có quyết tâm khởi nghĩa, về tổ chức quần chúng, chi bộ Đảng đã xây dựng được một số cơ sỏ ở đồng bào Thượng, do đó mới huy động được lực lượng của quần chúng một cách nhanh chóng để làm áp lực cho cuộc khởi nghĩa

          Là sự kiện chứng tỏ sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi.

Từ trước cuộc khởi nghĩa chi bộ vẫn chủ trương chuẩn bị chờ thời cơ để trốn khỏi căng an trí ra ngoài hoạt động; nhưng khi thời cơ khởi nghĩa đến một cách nhanh chóng, chi bộ Đảng đã linh hoạt chuyển hướng, cấp tốc chuẩn bị thêm về mọi mặt để khởi nghĩa giành chính quyển. Khi Nhật đảo chính Pháp, đa số bọn Pháp ở thị xã Quảng Ngãi đầu hàng Nhật, một số chạy trốn. Bọn sĩ quan Pháp và binh lính ở đồn Ba Tơ mất tinh thần, hoang mang dao động đến cực điểm. Hệ thống chính quyền làm tay sai cho Pháp tan rã, hệ thống chính quyền làm tay sai cho Nhật chưa xây dựng được. Nhân dân Ba Tơ có truyền thống đấu tranh anh dũng, căm thù đế quốc rất sâu sắc, đang muốn vùng dậy đấu tranh để giành quyền sống. Trước tình hình ấy, nếu chi bộ Ba Tơ cứ máy móc cho rằng việc chuẩn bị chưa được chu đáo, mà rụt rè, do dự, thì nhất định sẽ bỏ lỡ cơ hội hiếm có. Đây chính là việc áp dụng đường lối chính sách của Trung ương Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương một cách sáng tạo. Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi có nguyên nhân sâu xa từ đường lối cách mạng của Đảng đã đề ra trong Nghị quyết TW VIII (5/1941). Những người cộng sản đã tiếp thu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp tình hình địa phương, thông qua các tổ chức quần chúng cách mạng và biến nó thành sức mạnh vật chất to lớn thực hiện nhiệm vụ cách mạng.

Là sự kiện có tính loan tỏa rộng rãi, tạo ra bước ngoặt phát triển của cách mạng ở tỉnh Quảng Ngãi và của cả miền Nam Trung Bộ

Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã nổ phát súng đầu tiên mở màn cho giai đoạn đấu tranh quyết liệt trong cao trào kháng Nhật, cứu nước ở Quảng Ngãi và miền Nam Trung Bộ, nó thúc đẩy phong trào Quảng Ngãi cũng như phong trào miền Nam Trung Bộ cuồn cuộn dâng lên. Sau tiếng súng Ba Tơ, phong trào cách mạng dâng cao từ Bình Thuận đến Quảng Bình. Ban lãnh đạo cách mạng của các tỉnh lân cận tìm cách liên lạc vối nhau, lấy Quảng Ngãi làm trung tâm, hướng về Quảng Ngãi học tập kinh nghiệm, nhờ Quảng Ngãi giúp đỡ. Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã cử đồng chí Phạm Sanh, rồi đồng chí Trần Lương liên lạc vói Bình Định và các tỉnh miền Nam; đồng chí Trần Quý Hai liên lạc vối Quảng Nam và các tỉnh miền Bắc Trung Bộ. Do đó đã tạo điều kiện để đồng chí Nguyễn Chí Thanh và một số đồng chí khác sau khi ra khỏi nhà lao Ban Mê Thuột có đường dây liên lạc vói Quảng Ngãi, về sau các đồng chí ấy đã phối hợp với tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi, triệu tập một cuộc hội nghị liên tỉnh để thống nhất đường lối lãnh đạo, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau và đề nghị với Trung ương thành lập Xứ ủy lâm thời. Nhờ đó, trong thòi kỳ tiền khởi nghĩa, phong trào cách mạng ở Trung Bộ được phát triển tương đối nhanh và đều, được thống nhất trên mọi mặt hoạt động, cũng nhò đó mà các đảng bộ ở Trung Bộ đã kịp thòi lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyển trong những ngày tháng Tám.

Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã đẻ ra đội du kích Ba Tơ, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Nam Trung Bộ sau này. Trong cuốn “Cách mạng tháng Tám”, đồng chí Trường Chinh đã đánh giá rất đúng đội du kích Ba Tơ: “Sau ngày Nhật, Pháp bắn nhau, cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) lại đẻ ra một đội du kích nữa. Những đội quân này đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cao trào chông Nhật cứu nước và trong cuộc Tổng khỏi nghĩa tháng Tám”. Từ 28 người với 24 khẩu súng trường, trên bước đường hoạt động, đội du kích Ba Tơ đã phải đương đầu với bọn phát xít tàn bạo luôn luôn vây quét khủng bố; vượt mọi phong ba bão táp, đội du kích Ba Tơ được rèn luyện trong đấu tranh gian khổ, đã trưởng thành nhanh chóng; sau ngày Tổng khỏi nghĩa tháng Tám, nó đã phát triển lên đến hàng nghìn chiến sĩ với chừng bốn trăm khẩu súng. Đến khi thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ rồi tràn ra miền Nam Trung Bộ, những chiến sĩ Ba Tơ đã được tung đi khắp các chiến trường Tây Nguyên, Nha Trang, cực Nam Trung Bộ và cả Nam Bộ. Nó đã trở thành nòng cốt xây dựng quân đội nhân dân của miền Nam Trung Bộ anh dũng.

Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã đặt nền móng cho chính quyền nhân dân cách mạng của Quảng Ngãi. Mặc dù chính quyền nhân dân cách mạng Ba Tơ chỉ công khai hoạt động không đầy bốn ngày, sau đó rút vào rừng núi hoạt động bí mật, nhưng nó là chính quyền nhân dân cách mạng đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi, nó báo hiệu nền thống trị của đế quốc phong kiến ở Quảng Ngãi đang sụp đổ, nó là nền móng cho chính quyền nhân dân cách mạng của Quảng Ngãi trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

Có thể khẳng định rằng Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và việc thành lập Đội du kích Ba Tơ không chỉ là một sự kiện lịch sử quan trọng đối với địa phương mà còn có ý nghĩa không nhỏ đối với miền Nam Trung Bộ và lịch sử dân tộc.